TVC Quảng cáo là gì

TVC quảng cáo – là Phim Quảng cáo, hoặc gọi hẹp hơn là Quảng cáo truyền hình. Là viết tắt của cụm từ tiếng Anh television commercial hoặc cũng có khi là Television advertisement (viết tắt Tvad). TVC là một dạng phim hay tiết mục được giàn dựng, sản xuất lưu hành trên những phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau (Quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên các bảng LCD, quảng cáo online trên các hệ thống website trên internet, quảng cáo trình chiếu tại hội chợ, trong các gian hàng,….) và phải trả phí bởi những công ty, tổ chức, hội đoàn muốn quảng bá một thông điệp nào đó, thường là để quảng cáo hay khuyến mại một món hàng nào hoặc để cổ động, phổ biến điều gì đó.

Lịch sử hình thành thuật ngữ TVC Quảng Cáo

TVC quảng cáo đầu tiên trên truyền hình được ghi nhận có trả phí, được phát sóng vào ngày 1/7/1941 tại New York, trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC, nội dung của đoạn quảng cáo này giới thiệu về sản phẩm đồng hồ hiệu Bulova.

TVC quảng cáo xuất hiện đầu tiên trên sóng truyền hình tại Châu Á, được ghi nhận xuất hiện vào ngày 28/8/1953 ở Thủ đô Tokyo, Nhật bản trên kên truyền hình Nippon TV và thật ngẫu nhiên khi đoạn quảng cáo này cũng giới thiệu về một loại đồng hồ có tên là Seikosha và Seikosha chính thương hiệu đồng hồ Seiko nổi tiếng sau này.

Quảng cáo truyền hình lần đầu tiên được phát sóng tại Mỹ vào lúc 14:29 ngày 01 tháng 7 năm 1942 sau khi quảng cáo thương mại trên truyền hình được Ủy ban Thông Tin Liên Bang (FCC hay Federal Communication Commission) chấp nhận trên nguyên tắc. Đó là đoạn phim mà công ty sản xuất đồng hồ Bulova Watch đã trả 9 đôla cho New York City NBC chi nhánh của WNBT (hiện nay là WNBC) để có 20 giây lên hình trước một trận bóng rổ giữa hai đội Brooklyn Dodgers và Philadelphia Phillies. Nó chỉ có cảnh đơn giản là một chiếc đồng hồ Bulova nằm trên tấm bản đồ Mỹ, với một giọng nói đọc khẩu hiệu của công ty “America runs on Bulova time!” (Tạm dịch: Nước Mỹ chạy bằng thời gian của Bulova).

Vai trò của TVC Quảng cáo trong việc truyền thông của doanh nghiệp

Rất nhiều đoạn phim quảng cáo truyền hình đã lôi cuốn được người xem bởi âm nhạc hoặc hoặc những câu nói ấn tượng, dễ nhớ. Đây chính là điểm nhấn làm cho sản phẩm được nhắc tới trong đoạn phim quảng cáo đi vào lòng người và có sức sống riêng, thậm chí có thể trở thành câu cửa miệng hoặc một trào lưu ngay cả khi đoạn phim đã ngừng phát sóng.Vai trò của tvc quảng cáo

  •  Giới thiệu quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
  •  Giới thiệu quảng bá những sản phẩm thương mại của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng
  •  Xây dựng hình ảnh của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng
  • Tạo ra thị trường khách hàng tiềm năng, thông qua khối lượng đông đảo, khán giả theo dõi truyền hình.

Hoạt hình và hí họa (tranh vẽ vui) cũng thường được đưa vào để sử dụng trong quảng cáo. Bằng cách sử dụng các nhân vật hoạt họa, một đoạn quảng cáo có thể có sức hấp dẫn mạnh mẽ mà khó có thể đạt được với diễn xuất của diễn viên hay chỉ là trưng ra hình ảnh của sản phẩm. Đặc biệt, những đoạn phim hoạt hình lại có sức mạnh vô hình lôi cuốn trẻ em mọi lứa tuổi. Mà trong gia đình, trẻ em vẫn được ưu tiên số một khi coi truyền hình.
Việc thực hiện TVC nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng kịch bản đơn giản hay phức tạp. Vì thế mới có câu “ 30 giây quảng cáo, sáu mươi năm cuộc đời”.

Các bước hoàn thiện một TVC quảng cáo cho doanh nghiệp

Để có được một TVC như ý thì cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi những nhà sáng tạo đầy tâm huyết và nhiệt thành. Quá trình sản xuất phải thấm đẫm những lòng nhiệt huyết ngay từ khâu tiền kỳ cho đến khâu hậu kỳ.
Các bước cơ bản để hình thành lên một sản phẩm quảng cáo, không khác gì nhiều so với quy trình sản xuất một bộ phim, như Tiền kỳ, tổ chức sản xuất, hậu kỳ và phát hành. Nhưng khác biệt là đội ngũ và thời gian thực hiện khiêm tốn hơn nhiều so vời nhân sự và thời gian để thực hiện một tác phẩm điện ảnh
Vậy TVC đóng vai trò gì trong hoạt động truyền thông quảng cáo? Một mẫu quảng cáo, bất kể ở dạng nào, đều là chuyển tải thông tin (cách nói hay ho hơn là thông điệp) đã được xử lý từ A đến B. Bạn, với tư cách là người tiếp nhận, có quyền từ chối nếu thông tin không đáng tin, không thuyết phục.

5/5 - (5 bình chọn)
Đối tác

Trả lời